PHÒNG
GD & ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON KIẾN GIANG Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 9/2023
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm
kết mạc. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển
mùa.Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hạt của chúng ta. Bệnh lây
lan tương đối nhanh và có thể thành đại dịch.
1.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh
a,
Nguyên nhân:
Nguyên
nhân của Đau mắt đỏ thường là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do dị vật ... Mặc
dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Đau mắt
đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh.
B,Triệuchứng:
-
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường
đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó
cộm như có cát, mắt có nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử
dính chặt.
- Dử
mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mắt
đỏ, đau nhức,chảy nước mắt.
-
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi,
sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
-
Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm
nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt,
xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn
2. Đường
lây bệnh:
Bệnh
đau mắt đỏ có thể lây qua:
-
Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt
tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều mầm bệnh;
-
Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu
thang, điện thoại; đồ vật và đồ dùng cá nhân của người bệnh;
- Sử
dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi;
-
Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng;
-
Những nơi có mật độ người đông rất dễ lây bệnh.
3. Phòng
bệnh đau mắt đỏ:
Vệ
sinh cá nhân tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan bệnh Đau mắt đỏ. Khi bị
Đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ bị Đau mắt đỏ giáo viên và học sinh cần thực hiện các
bước sau:
-
Không dụi mắt bằng tay;
-
Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng;
-
Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần
vào các buổi sáng, trưa, tối;
-
Không giặt chung quần áo, ga giường, khăn tắm với đồ dùng cá nhân của người
khác;
-
Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa;
-
Rửa tay sau khi tra thuốc mắt;
-
Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn;
-
Tránh tập trung đông người khi đang có dịch bệnh Đau mắt đỏ.
Khi
đang có dịch:
-
Người bệnh cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc dễ dấn đến trường hợp gây biến
chứng. Tốt nhất là ngay khi có các triệu chứng đầu tiên, người bệnh cần tìm đến
khám Bác sĩ nhãn khoa.
-
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy
thuốc nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu có ra đi
lại cần đeo kính râm để mắt bớt bị chói và tránh lây nhiễm cho người khác.
-
Khi bị bệnh cần chú ý giữ vệ sinh để tránh lây sang mắt kia (rửa tay, dùng khăn
giấy mềm lau một lần).Trong thời gian bị đau mắt, người bệnh nên nghỉ ngơi tại
nhà, không làm việc bằng mắt nhiều, như đọc sách báo, coi tivi, nên để mắt được
thư giãn.
-
Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh. Trong truờng
hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì nên có khẩu trang. Ngoài ra cũng cần tránh thói
quen dụi mắt bằng tay, phải thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa
tay bằng xà phòng xát khuẩn.
-
Trong vùng có dịch (hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạt động tập
trung đông người.
-
Không nên đến các bể bơi công cộng.
Bệnh
đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, là một bệnh cấp
tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng, tuy
nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có
không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực sau này
nên mọi người luôn có ý thức phòng bệnh tốt và cần được can thiệp kịp thời khi
bị mắc bệnh ./.
NHÂN
VIÊN Y
TẾ HIỆU
TRƯỞNG
(đã
ký)
Trần
Thị Diệu Trang Lê Thị Hoài Vân